Dịch vụ bệnh lý - Lấy cao răng

Lấy cao răng (cạo vôi răng) là một trong những biện pháp vệ sinh răng miệng hiệu quả và không phụ thuộc vào địa mỗi người. Việc thưc hiện phương pháp này hiện nay diễn ra khá nhanh chóng và bạn có thể đến bất cứ phòng khám nào để thực hiện điều trị. Dưới đây, Nha khoa Tùng Anh sẽ cung cấp cho bạn những điều bạn nên biết về lấy cao răng trước khi tiến hành điều trị.

 

Cao răng là gì? Lấy cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng chính là những mảng bám từ các loại thực phẩm chưa được vệ sinh sạch sẽ và hình thành nên các loại vi khuẩn. Những mảng bám đó lâu dần sẽ bị đông cứng do tác động của hợp chất muối Calcium phosphate có trong nước bọt và sau khoảng 1 tuần nếu không được loại bỏ sẽ chuyển thành màu nâu, cứng dính chặt xung quanh chân răng và nướu.

Cao răng được phân chia thành hai loại là cao răng thường và cao răng huyết thanh. Cao răng thường được mô tả ở trên, trong trường hợp nếu không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến những bệnh về viêm lợi, tiết dịch viêm, máu ngấm vào tạo thành mầu nâu đỏ. Lúc này các mảng cao răng đó được gọi là cao răng huyết thanh.

 

Sự hình thành cao răng diễn ra như thế nào?

Sau khi chúng ta ăn sẽ hình thành lên một lớp màng mỏng bám trên bề mặt của răng. Trong trường hợp các màng mỏng đó không được vệ sinh sạch sẽ khiến các loại vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên tình trạng cao răng.

Theo nghiên cứu, khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn tức 1mg mảng bám có kích thước như đầu tăm chứa tới 1 tỷ vi khuẩn gây hại hình thành nên cao răng cũng như các bệnh liên quan đến răng miệng.

Khi mảng bám còn mềm, chúng ta dễ dàng loại bỏ khỏi bề mặt răng, tuy nhiên nếu để lâu dài mảng bám sẽ vôi hóa, lúc này chỉ có bác sĩ mới có thể can thiệp loại bỏ bằng các dụng cụ lấy cao răng chuyên dùng.

Tác hại của cao răng đối với sức khỏe răng miệng

Tác hại đầu tiên mà cao răng gây nên chính là hơi thở nặng mùi, bạn sẽ cảm thấy miệng không sạch cho dù có đánh răng như nào cũng không hết.

Cao răng gây nên tình trạng viêm nướu, nướu sưng tấy, chảy máu, viêm đỏ. Các mô mềm xung quanh răng bao gồm nha chu, nướu luôn là đối tượng bị cao răng dễ dàng tấn công. Đặc biệt cao răng làm cho nướu bị mất tính bám vào răng tụt sâu gây tình trạng hở kẽ, lộ chân răng.

Bệnh viêm nha chu khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu do biểu hiện sưng đỏ, chảy mủ, tiêu xương, răng lung lay, nặng hơn nữa sẽ dẫn đến tình trạng rụng răng. Gia đoạn phát triển của bệnh nha chu thường qua các giai đoạn gọi là viêm nướu và viêm nha chu. Nếu ở giai đoạn nướu bị viêm nếu điều trị kịp thời sẽ khỏi hẳn.

Trường hợp không điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng viêm nha chu, không thể phục hồi được như ban đầu, hiện tượng tiêu xương ngày càng trở nên trầm trọng hơn bắt buộc phải nhổ bỏ răng.

Các loại vi khuẩn trong các mảng bám còn gây nên tình trạng viêm mạc miệng hay còn gọi là nở miệng, các loại bệnh ở vùng mũi họng như bệnh viêm họng, viêm amidan, thậm chí gây nên các bệnh về tim mạch.

Có nên lấy cao răng?

Hiện nay khá nhiều người cho rằng nên thực hiện phương pháp này hàng tuần, có người lại khuyên nên lấy cao răng thường xuyên. Vậy có nên lấy cao răng thường xuyên không đang là vấn đề thắc mắc của khá nhiều người.

Lấy cao răng được coi là một thủ thuật nhỏ vì vậy không mất nhiều thời gian thực hiện, mang lại hiệu quả cao. Theo Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Quý Tuệ phụ trách phòng khám nha khoa Tùng Anh cho biết, thủ phạm gây nên các bệnh lý răng miệng nguyên nhân chính vẫn là các vi khuẩn. Việc lấy cao răng định kỳ sẽ giúp hạn chê tối đa những bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Do những ảnh hưởng nghiêm trọng do cao răng gây nên mà bệnh nhân nên kiểm tra răng định kỳ từ 3 đến 6 tháng/lần. Tuyệt đối không nên đợi khi có cao răng mới đi lấy bởi lúc đó đã hình thành các tổn thương.

 

 

Dưới đây là các bước trong quy trình cạo vôi răng bằng máy siêu âm tại Nha Khoa Tùng Anh:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bệnh nhân sẽ được bác sỹ thăm khám răng miệng tổng quát để xác định mức độ cao răng cụ thể. Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ tư vấn tới bệnh nhân về phương pháp lấy cao răng hoặc điều trị các bệnh lý răng miệng nếu có.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sỹ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng trước khi tiến hành lấy cao răng nhằm đảm bảo môi trường thực hiện sạch khuẩn, ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể xảy ra.

Bước 3: Thực hiện lấy cao răng

Bác sỹ tiến hành cạo bỏ cao răng bằng cách đưa đầu máy siêu âm di chuyển nhẹ nhàng quanh răng, giữa các kẽ răng và bên dưới nướu. Mảng bám và cao răng đã bị vôi hóa cứng chắc sẽ tách khỏi bề mặt răng nhờ tác động rung của bước sóng siêu âm mà không làm tổn thương các mô mềm.

Bước 4: Đánh bóng răng

Bác sỹ bôi thuốc đánh bóng và sử dụng chổi đánh bóng răng nhằm giúp bề mặt răng nhẵn mịn.

Bước 5: Kiểm tra tổng quát và hướng dẫn chăm sóc răng miệng

Sau khi lấy cao răng, bác sỹ sẽ kiểm tra răng miệng lại lần nữa đồng thời hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng và hẹn tái khám nếu cần thiết.

Hãy gọi chúng tôi để được tư vấn miễn phí
0842 108 108
nhakhoatunganh888@gmail.com

NHA KHOA TÙNG ANH

Đc: Số nhà 518, gần cấp 3 Hoài Đức A, sơn đồng, hoài đức, hà nội (răng 108)

Địa chỉ thường chú: Tổ 2, phú lãm, hà đông, hà nội

Điện thoại: 0842 108 108 - 0962 140 487

Email: nhakhoatunganh888@gmail.com

Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số: 01U8008166 do UBND Huyện Hoài Đức - Phòng tài chính kế hoạch cấp ngày 30/8/2018

Chứng nhận đăng ký thuế:

Mã số người nộp thuế: 8425550974

Ngày cấp: 2/3/2016

Nơi cấp: chi cục thuế huyện Hoài Đức