RĂNG MỌC LỆCH LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU TRỊ CHỨNG RĂNG MỌC LỆCH

Răng mọc lệch là gì?
Răng mọc lệch là tình trạng các răng của hàm mọc không thẳng hàng, không đều nhau. Theo đúng khớp răng, các răng phải mọc đúng, khớp với nhau, không tạo ra sự chen lấn. Và hàm răng trên nên chồng lên hàm răng dưới 1 khoảng để đảm bảo 2 hàm được khớp lại với nhau.

Có nhiều loại răng mọc lệch và hầu hết trường hợp nào cũng gây ra tình trạng khó chịu. Nếu hàm răng trên không thẳng hàng thì bạn rất dễ cắn và va chạm phải môi, má trong. Ngược lại, nếu hàm dưới mà không đều thì bạn rất dễ cắn phải lưỡi.



Răng mọc lệch


Các trường hợp răng mọc lệch
Răng mọc lệch có các loại sau đây:

Hô (theo chiều ngang): bị hô là tình trạng răng hàm trên sẽ bị chỉa ra ngoài. Tuỳ mức độ hô mà chìa ra ít hay nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hô ở người. Có thể là do bẩm sinh hoặc những thói quen xấu lúc nhỏ.
Răng thưa hoặc chen chúc: răng của bạn có rất nhiều các lỗ trống, đây là dấu hiệu của hiện tượng răng thưa hoặc đầy răng. Nếu bị đầy răng, qua thời gian, các răng trên một hàm sẽ chèn ép và gây mọc lệch.
Đường giữa bị lệch: xảy ra khi đường chính giữa của các răng cửa hàm trên không thẳng hàng với điểm chính giữa của các răng cửa hàm dưới;
Hở khớp răng cửa: mặc dù hai hàm khớp nhau nhưng khi các răng cửa trên không chạm các răng cửa dưới sẽ tạo khoảng hở khi cắn 2 hàm lại, điều này có thể xuất hiện ở cả 2 bên miệng;
Cắn chìa (hô theo chiều dọc): đối với một người bị hô, răng cửa hàm trên sẽ dài vượt quá răng cửa hàm dưới. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cắn răng cửa hàm dưới vào vòm miệng;
Cắn ngược (móm): xảy ra khi răng hàm dưới đưa ra xa so với răng hàm trên hoặc răng hàm trên đưa sâu vào trong;
Cắn chéo (cắn má, lưỡi): khi hai hàm khớp lại với nhau thì một số hay tất cả răng hàm trên sẽ khớp vào sai vị trí ở hàm dưới.
Xoay: xảy ra khi răng xoay khác vị trí bình thường
Đảo vị: xảy ra khi răng mọc ở vị trí khác so với bình thường.
Tư vấn cho tôi
Đọc thêm:

Niềng răng móm bao nhiêu tiền? Quy trình niềng răng móm?



Các trường hợp răng mọc lệch


Nguyên nhân khiến răng bị mọc lệch
Răng quá lớn hoặc quá nhỏ so với cung hàm
Răng vĩnh viễn thay thế răng sữa có thể sẽ quá to hoặc quá nhỏ so với xương hàm.

Nếu bạn có xương hàm nhỏ nhưng lại có các răng lớn, toàn bộ răng mọc lên sẽ không đủ chỗ trên cung hàm nên phải xoay, hoặc thay đổi vị trí khác. Ngược lại nếu răng quá nhỏ so với cung hàm sẽ có hiện tượng răng thưa.

Các thói quen xấu

Ngoại trừ các trường hợp di truyền, một số các thói quen hình thành từ khi còn nhỏ sẽ vô tình gây ra tình trạng răng mọc lệch ở trẻ em. Đặc biệt khi ở độ tuổi còn nhỏ, kết cấu của hàm còn chưa hoàn thiện và các răng đang trong quá trình hình thành, các thói quen xấu ở trẻ gây ra không chỉ gây ra tình trạng răng mọc lệch, mà còn có thể tác động lên cả sự phát triển của hàm, gây ra tình trạng hàm hô móm. Đây là một tình trạng khá phổ biến, tuy nhiên nếu không có kiến thức và sự can thiệp kịp thời, trẻ sẽ trưởng thành với hàm răng kém thẩm mỹ, khiến trẻ thiếu tự tin và mặc cảm khi cười nói, giao tiếp.

Nghiến răng

Nghiến răng là thói quen rất có hại, ảnh hưởng đến sự tồn tại của 1 hay nhiều răng. Một số trẻ nghiến siết các răng mạnh đến nỗi làm vỡ men bờ cắn của các răng sữa. Hoặc gây mòn nhiều dẫn đến cắn sâu.

Cắn môi má

Trẻ cắn môi dưới, cắn má sẽ làm nhóm răng cửa hàm trên nhô ra (răng hô), trẻ cắn không khít, phát âm không chuẩn.

Thở miệng

Trẻ thở miệng có thể do đường mũi bị cản trở bởi các bệnh lý đường mũi, do có thói quen thở miệng hoặc trẻ thở bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn nên miệng vẫn hở khi thở mũi. Trẻ thở miệng làm cho hàm răng trên phát triển tiến về phía trước, gây hô hàm, hô răng, cung răng hàm trên nhọn hơn, vẩu ra, khớp cắn sâu hoặc cắn hở, không cắn khít được.



Trường hợp, nguyên nhân gây ra răng bị mọc lệch

Mút môi
Mút môi lâu ngày dẫn đến các răng cữa dưới nghiêng vô trong, về phía lưỡi và các răng cửa trên nghiêng ra trước về phía môi, gây nên tình trạng răng chìa ra trước quá mức và răng trên che phủ răng dưới nhiều (cắn sâu)

Tự gây chấn thương
Trẻ có thể vô tình dùng bút chì, bút bi hay những vật sắc nhọn để tự gây tổn thương, thói quen mút ngón tay, nhất là ngón cái, các móng tay có thể làm trầy xước mô quanh răng.

Đẩy lưỡi hay nuốt lệch

Tật đẩy lưỡi làm các răng phía trước trên và dưới nghiêng ra phía trước và thưa nhau. Có khi gây cắn hở do lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và dưới, cản trở sự mọc lên bình thường của các răng này.

Mút ngón tay
Mút ngón tay là thói quen hay gặp ở trẻ em, khoảng 50% trẻ 1 tuổi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng hô hàm, răng mọc lệch ở trẻ em.

Tùy theo vị trí đặt ngón tay và điểm tựa trên răng hay trên xương ổ khi mút, các răng sẽ di chuyển:

Răng trên mọc nghiêng phía môi, làm thưa các răng
Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi
Tăng độ cắn chìa và cắn hở, có thể đưa đến việc đẩy lưỡi ra phía trước hay phát âm khó khăn.
Các răng cửa trên nghiêng nhiều về phía môi khiến chúng dễ gãy khi chạm phải.
Chống cằm
Thói quen chống cằm trong thời gian dài làm thay đổi hướng phát triển của xương hàm dưới, việc cằm bị đẩy về phía trước lâu dài sẽ khiến khuôn mặt trở nên mất cân xứng.

Chẩn đoán và phân loại răng mọc lệch
Răng mọc lệch thường được chẩn đoán qua các đợt kiểm tra răng miệng định kỳ. Nha sĩ sẽ kiểm tra và có thể sử dụng X-quang để xác định răng bạn có sắp xếp đúng hay không. Nếu phát hiện răng mọc lệch, bác sĩ sẽ phân loại chúng theo loại lệch và mức độ nghiêm trọng. Có 3 loại răng mọc lệch chính như sau:

Răng mọc lệch loại 1: được chẩn đoán khi răng hàm trên mọc chồng lên răng hàm dưới. Ở loại này, bạn vẫn có thể cắn bình thường và sự chồng chéo còn nhẹ. Răng mọc lệch loại 1 là loại răng mọc lệch phổ biến nhất;
Răng mọc lệch loại 2: được chẩn đoán khi chứng cắn quá mức xuất hiện. Tình trạng này còn được biết đến là sự thụt hàm (hay lùi hàm) có nghĩa là răng và hàm trên chồng lên răng và hàm dưới một cách rõ ràng.
Răng mọc lệch loại 3: được chẩn đoán khi bệnh nhân bị móm nặng. Tình trạng này có nghĩa là hàm dưới nhô ra, khiến răng dưới chồng lên răng và hàm trên.
Tư vấn cho tôi
Tác hại của răng mọc lệch
Răng mọc lệch đương nhiên là cần phải chỉnh. Cái gì lệch lạc thì cũng thường nên chỉnh về đúng chức năng, vị trí chuẩn của nó. Tuy nhiên, răng mọc lệch thì có tác hại ra sao? Nó có cần thiết phải chỉnh lại không?

Mất thẩm mỹ

Sự lệch lạc của răng dẫn đến mất mỹ quan khi cười, nói. Một nụ cười với hàm răng lệch, xiên xẹo khó có thể gây được cảm tình với người đối diện. Chưa kể tới, nếu như bạn có răng cửa mọc lệch về phía trước, điều này rất dễ dẫn đến tình trạng “răng đi trước môi lả lướt theo sau“. Hay nếu như răng của bạn mọc lệch hướng vào trong, bạn sẽ cảm thấy mình nói chuyện rất giống với các cụ già móm răng đang nhai trầu.

Cơ chế nhai bị xáo trộn
Răng mọc lệch khiến bạn rất có khả năng ” cắn nhầm” vào nướu hoặc lưỡi của chính mình khi nhai thức ăn. Thức ăn không được nghiền nhai một cách chính xác, bình thường. Nguy cơ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn, đau xương hàm, thậm chí dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa nếu như kéo dài.

Biến khoang miệng trở thành kho chứa vi khuẩn
Răng lệch cũng đồng nghĩa với việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp khó khăn. Tiếp đó, chính tại những điểm răng mọc không thẳng hàng đó là nơi lý tưởng để thức ăn có thể mắc lại. Và đương nhiên, những con vi khuẩn, sâu răng tỏ ra rất thích thú với điều này.

Chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng sâu răng, hôi miệng sẽ xuất hiện nhanh chóng. Miệng của bạn sẽ trở thành nhà kho tuyệt vời cho gia đình họ hàng hang hốc các loại vi khuẩn. Chúng sinh sôi, nảy nở hàng ngày và ẩn nấp tại các khe hở tạo ra bởi răng mọc lệch. Đến một thời điểm chúng sẽ phá hủy cả hàm, cả nướu và các tổ chức sinh học bên trong miệng.

Ảnh hưởng đến các răng khác
Một trường hợp khá phổ biến là răng khôn mọc lệch. Việc mọc xiên răng khôn có thể làm bật chỗ của răng số 7 ở bên cạnh. Hoặc cũng có thể mọc xiên ngang đâm vào má gây cảm giác khó chịu.

Khắc phục tình trạng răng mọc lệch
Niềng răng chỉnh nha
Nền xương và vị trí của răng sẽ được sắp xếp lại nhờ lực chỉnh hình răng, do vậy, cần thời gian để lực chỉnh răng có tác dụng trên xương hàm và răng nhằm di chuyển chúng như mong muốn. Điều trị niềng răng sớm sẽ giúp bạn có kết quả nắn chỉnh răng tốt hơn. Hơn nữa, điều trị sớm còn mang lại cơ hội để chỉnh hình cho những ca bị lệch lạc trầm trọng về xương. Nếu để đến thời điểm răng không còn tăng trưởng, sẽ không thể điều trị được bằng chỉnh nha thông thường, mà phải phẫu thuật phức tạp với chi phí lớn.




Cách khắc phục răng mọc lệch


Như vậy, việc điều chỉnh ở người lớn mất nhiều thời gian hơn ở trẻ nhỏ. Vì xương hàm người lớn đã cứng chắc ổn định. Ngày nay, với sự ra đời của nhiều vật liệu và kỹ thuật mới. Việc điều trị chỉnh nha niềng răng cho người trưởng thành cũng được rút ngắn về thời gian và đạt được kết quả tốt hơn trước đây.

Đọc thêm:

Niềng răng có đau không?
Phục hình răng sứ
Phục hình răng sứ gần giống như phương pháp làm răng giả. Sự ra đời của nó khiến nhiều người khắc phục được hàm răng thô kệch, kém duyên của mình. Phương pháp này khắc phục các trường hợp răng chìa răng, răng mọc không đều, lệch lạc một cách dễ dàng. Mang lại cho bạn hàm răng trắng, đẹp, đều trong vòng 2 – 3 ngày.

Phương pháp phục hình răng sứ, bác sĩ sẽ mài bớt lớp men răng bên ngoài, sau đó lấy dấu hàm răng. Sau đó là gia công răng sứ, điều chỉnh sao cho đều với khung hàm của bạn. Răng sứ sau khi phục hình có tính chất cơ học, vật lý gần giống với răng thật kể cả màu sắc và độ cứng còn có thể tốt hơn cả răng thật. Bởi vậy mà răng sứ hoàn toàn có thể tồn tại cùng với răng thật mà khó có thể phân biệt được. Đồng thời, răng sứ có độ bền cực cao, tồn tại từ 15 – 20 năm nếu được chăm sóc và bảo vệ tốt.

Cũng chính bởi những đặc điểm trên mà phương pháp phục hình răng sứ đã trở thành một phương pháp nha khoa thẩm mỹ được nhiều người sử dụng hiện nay. Đây luôn là lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn có hàm răng đều đẹp và trắng sáng không tì vết